Anaropin 5mg/ml AstraZeneca - Thuốc giảm đau cấp

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-03-30 21:04:33

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VN-19004-15
Xuất xứ:
Đóng gói:
Hộp 5 ống tiêm 20ml.
Hạn dùng:
36 tháng
Dạng bào chế:
Dung dịch tiêm truyền

Video

Anaropin 5mg/ml AstraZeneca là thuốc được các y bác sĩ sử dụng trong gây tê cho bệnh nhân cần tiến hành các cuộc phẫu thuật hoặc các bệnh nhân gặp các cơn đau cấp. Thuốc Anaropin 5mg/ml AstraZeneca được các chuyên gia của công ty AstraZeneca AB nghiên cứu và bào chế từ thành phần Ropivacain HCl monohydrat.

Thông tin chi tiết

  • Bào chế: Dung dịch tiêm /truyền quanh dây thần kinh, ngoài màng cứng. 

  • Cách đóng gói: Hộp 5 ống tiêm 20ml. 

  • Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

  • Hạn dùng: 36 tháng

  • Số đăng ký: VN-19004-15

  • Thương hiệu:  Aspen Pharmacare Australia Pty Ltd

  • Nhà sản xuất: AstraZeneca AB

  • Xuất xứ thương hiệu: Australia

  • Sản xuất tại: Thụy Điển

  • Giao hàng: Toàn quốc.

Thành phần của Anaropin 5mg/ml AstraZeneca

  • Ropivacain HCl (dưới dạng Ropivacain HCl monohydrat) 5mg/ml.

Công dụng của Anaropin 5mg/ml AstraZeneca

  • Gây tê trong phẫu thuật: Gây tê ngoài màng cứng để phẫu thuật, sinh mổ; gây tê nội tủy mạc (ở dưới màng nhện); phong bế thần kinh lớn, phong bế thần kinh ngoại biên; gây tê vùng có chọn lọc.

  • Giảm đau cấp: Tiêm truyền Anaropin liều cao gián đoạn hoặc liên tục ngoài màng cứng để giảm đau sau sinh hoặc phẫu thuật gây tê vùng có chọn lọc. Tiêm hoặc truyền gián đoạn phong bế thần kinh ngoại biên liên tục để kiểm soát cơn đau cấp sau khi phẫu thuật.

  • Giảm đau cấp ở trẻ em trong và sau khi phẫu thuật: Phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng cùng, tiêm truyền liên tục ngoài màng cứng ở trẻ sơ sinh

Cách dùng Anaropin 5mg/ml AstraZeneca như thế nào?

  • Thuốc dùng đường tiêm.

Liều dùng Anaropin 5mg/ml AstraZeneca được khuyến cáo

  • Liều dùng thuốc Anaropin ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi trong giảm đau cấp cụ thể như sau:

    • Tiêm ngoài màng cứng vùng thắt lưng: Tiêm liều cao thể tích từ 10 - 20ml thì liều dùng từ 20 - 40mg. Thời gian khởi phát từ 10 - 15 phút, thời gian tê từ 0,5 - 1,5 giờ. Tiêm từng đợt Anaropin (trong khi sinh) thể tích từ 10 - 15ml (khoảng cách giữa 2 lần tiêm tối thiểu là 30 phút) thì liều dùng là từ 20 - 30mg. Truyền liên tục (trong giảm đau sau khi phẫu thuật) thể tích từ 6 - 14ml thì liều dùng từ 12 - 28mg.

    • Tiêm ngoài màng cứng vùng ngực: Truyền liên tục Anaropin (trong giảm đau sau khi phẫu thuật) với thể tích từ 6 -14ml/giờ thì liều dùng là từ 12 - 2 mg/giờ. Gây tê có chọn lọc và phong bế thần kinh ngoại biên thể tích từ 1 - 100ml, liều dùng là từ 2 - 200mg, thời gian khởi phát từ 1 - 5 phút và thời gian tê từ 2 - 6 giờ.

    • Phong bế thần kinh ngoại biên ở cơ đùi hoặc cơ thang: Truyền Anaropin từng đợt hoặc liên tục với thể tích từ 5 - 10ml/giờ thì liều dùng là từ 10 - 20mg/giờ.

  • Liều dùng thuốc Anaropin ở trẻ em dưới 12 tuổi trong điều trị đau cấp cụ thể như sau:

    • Phong bế ngoài màng cứng vùng hai thắt lưng cùng: Điều trị đơn liều, truyền ngoài màng cứng liên tục với thể tích 1 ml/kg liều dùng là 2mg/kg.

    • Trẻ dưới 25kg: Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi truyền liều cao đến 72 giờ với thể tích 1ml/kg thì liều dùng là 2mg/kg. Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi truyền Anaropin liều cao với thể tích từ 0,5 - 1ml/kg thì liều dùng là từ 1 - 2mg/kg; truyền đến 72 giờ với thể tích 0,1ml/kg/giờ thì liều dùng là 0,2mg/kg/giờ. Trẻ từ 1 - 12 tuổi truyền liều cao với thể tích 1ml/kg thì liều dùng là 2mg/kg; truyền đến 72 giờ với thể tích 0,2ml/kg/giờ thì liều dùng là 0,4mg/kg/giờ.

Thời gian điều trị được khuyến cáo

  • Tùy vào đối tượng, độ tuổi, tình trạng bệnh mà có thời gian điều trị khác nhau. Tham khảo bác sĩ về thời gian điều trị.

Không sử dụng trong trường hợp nào?

  • Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.

  • Quá mẫn với các chất gây tê tại chỗ nhóm amide.

Cảnh báo và thận trọng trong quá trình sử dụng Anaropin 5mg/ml AstraZeneca

  • Quá trình gây tê vùng cần luôn luôn được thực hiện trong điều kiện có sẵn các thiết bị để có thể hồi sức cấp cứu ngay khi cần thiết.

  • Những bệnh nhân chuẩn bị phong bế nên ở trong trạng thái tối ưu và có sẵn đường truyền tĩnh mạch trước khi bắt đầu. Bác sĩ chịu trách nhiệm cần thận trọng để tránh tiêm nhầm vào mạch máu (xem “Liều lượng và cách dùng”) và cần phải được huấn luyện đầy đủ và hiểu rõ việc chuẩn đoán và điều trị các tác dụng không mong muốn, độc tính toàn thân và các biến chứng khác (xem “Tác dụng ngoại ý” và “Quá liều”). Một trong những biến chứng là tiêm nhầm dưới màng nhện có thể gây phong bế tủy sống nặng gây ngừng thở, hạ huyết áp. Các cơn co giật xuất hiện thường xuyên nhất sau phong bế đám rối cánh tay và phong bế ngoài màng cứng. Đây có thể là hậu quả của việc tiêm nhầm vào mạch máu hoặc sự hấp thu quá nhanh từ vị trí tiêm.

  • Việc phong bế thần kinh ngoại biên lớn có thể được hiểu là đưa một lượng lớn thuốc gây tê tại chỗ vào những vùng tập trung nhiều mạch máu, thường là gần các mạch máu lớn – nơi có nguy cơ tiêm nhầm vào mạch máu và/hoặc hấp thu hệ thống nhanh, có thể dẫn tới nồng độ thuốc trong huyết tương cao.

  • Một số quy trình gây tê tại chỗ như tiêm vào vùng đầu và cổ có thể dẫn tới tần suất xuất hiện các phản ứng phụ nghiêm trọng cao hơn, với bất kỳ loại thuốc gây tê tại chỗ nào. Cần hết sức thận trọng khi tiêm vào các khu vùng bị viêm.

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có thể trạng không tốt do tuổi tác hoặc do các yếu tố gây tổn thương khác như phong bế hoàn toàn hoặc một phần dẫn truyền thần kinh tim, bệnh gan tiến triển hoặc suy thận nặng, mặc dù gây tê vùng thường là kỹ thuật gây tê tối ưu ở những bệnh nhân này.

  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như Amidarone) nên được giám sát cẩn thận và theo dõi điện tâm đồ vì tác dụng cộng hợp trên tim.

  • Rất ít các trường hợp ngừng tim được ghi nhận trong quá trình sử dụng ANAROPIN gây tê ngoài màng cứng hoặc phong bế thần kinh ngoại biên, đặc biệt là sau khi vô ý tiêm nhầm vào mạch máu ở bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân có thêm bệnh tim hợp kết. Trong một vài trường hợp, việc hồi sức cho bệnh nhân gặp khó khăn. Khi xuất hiện phản ứng ngừng tim, cần các phương pháp hỗ trợ hồi sức kéo dài để cải thiện tình trạng mong muốn.

  • Ropivacaine được chuyển hóa ở gan do đó nên dùng thận trọng cho bệnh nhân bị bệnh gan nặng; liều lặp lại nên giảm xuống do thuốc thải trừ chậm.

  • Thông thường, không cần thay đổi liều ở bệnh nhân suy thận khi điều trị đơn liều hoặc liệu trình ngắn.

  • Chứng nhiễm toan và giảm nồng độ protein trong huyết tương thường gặp ở bệnh nhân suy thận mãn tính, có thể làm tăng nguy cơ độc tính toàn thân. Nguy cơ này cũng cần được xem xét ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và bệnh nhân đang điều trị sốc do giảm lưu lượng máu.

  • Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có thể dẫn đến tụt huyết áp và chậm nhịp tim. Có thể giảm những nguy cơ này bằng cách truyền dịch hoặc dùng thuốc tăng huyết áp. Cần điều trị hạ huyết áp ngay bằng ephedrine 5-10 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại nếu cần thiết.

  • Khi tiêm ANAROPIN vào khớp, cần thận trọng đối với các trường hợp nghi ngờ chấn thương nội khớp trong thời gian gần đây hoặc có khoảng giao diện trong khớp có bề mặt sần sùi do phẫu thuật, do những thay đổi này có thể làm tăng hấp thu và dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết tương cao.

  • Cần tránh sử dụng ropivacaine kéo dài ở bệnh nhân đã điều trị với các thuốc kháng CYP1A2 mạnh (như Fluvoxamine và Enoxacin) (xem “Tương tác”).

  • Khả năng dị ứng chéo với các thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide khác cũng cần được xem xét.

  • Thuốc có chứa tối đa 3,7 mg natri/mL (lưu ý với bệnh nhân đang có chế độ ăn nhạt, kiêng muối).

  • Dung dịch tiêm, truyền ANAROPIN có thể bị porphyrin hóa và chỉ được sử dụng cho bệnh nhân bị chuyển hóa porphyrin cấp tính khi không có thuốc thay thế nào an toàn hơn. Cần thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân dễ bị tổn thương.

  • Sau khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường, đã có báo cáo về hiện tượng tiêu sụn ở các bệnh nhân dùng thuốc gây tê tại chỗ truyền liên tục trong khớp sau mổ. Hầu hết các trường hợp tiêu sụn được báo cáo xảy ra tại khớp vai. Do nhiều nguyên nhân khác cũng như các dữ liệu khoa học trái ngược về cơ chế tác động, mối liên hệ nhân quả chưa được xác lập. Truyền liên tục trong khớp không phải là chỉ định đã được phê duyệt của ANAROPIN.

Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng Anaropin 5mg/ml AstraZeneca

  • Rất thường gặp: Hạ huyết áp, buồn nôn.

  • Thường gặp: Nhịp tim chậm hoặc nhanh, tăng huyết áp; đau đầu, chóng mặt, dị cảm; nôn; bí tiểu; đau lưng, rét run, tăng nhiệt độ, rét run, đau lưng.

  • Ít gặp: Anaropin ít khi gây ngất; bồn chồn, biểu hiện nhiễm độc thần kinh trung ương như tê lưỡi, loạn ngôn, ù tai, tăng thính lực, xây xẩm mặt mày, rối loạn thị giác, rùng mình, giật cơ, co giật, động kinh, tai biến; giảm xúc giác; khó thở; hạ nhiệt độ.

  • Hiếm gặp: Loạn nhịp tim, ngừng tim; nổi mày đay, phản ứng dị ứng, u thần kinh.

Tương tác với các thuốc khác

  • Cần thận trọng khi dùng ropivacaine đồng thời với các thuốc có cấu trúc tương tự các thuốc gây tê tại chỗ, ví dụ như các thuốc chống loạn nhịp nhóm IB do có thể làm tăng độc tính.

  • Các nghiên cứu về tương tác thuốc đặc hiệu giữa các thuốc gây tê tại chỗ và thuốc chống loạn nhịp nhóm III (như là Amiodarone) chưa được thực hiện, tuy nhiên cần thận trọng khi phối hợp (xem mục “Thận trọng lúc dùng”).

  • Ở những người tình nguyện khỏe mạnh, độ thanh thải ropivacaine bị giảm đến 77% khi dùng đồng thời với fluvoxamine, một chất có khả năng cạnh tranh với CYP1A2. CYP1A2 liên quan đến sự hình thành của 3-hydroxy ropivacaine, một chất chuyển hóa chính. Do đó, một chất ức chế CYP1A2 mạnh, như fluvoxamine và enoxacin, dùng đồng thời với ANAROPIN có thể gây ra tương tác về chuyển hóa dẫn tới tăng nồng độ Ropivacaine trong huyết thanh. Cần tránh việc sử dụng kéo dài ropivacaine ở bệnh nhân đang điều trị với các chất ức chế CYP1A2 mạnh (xem mục “Thận trọng lúc dùng”).

Lái xe

  • Ngoài tác động gây tê trực tiếp, ropivacaine có thể gây ra ảnh hưởng nhẹ, thoáng qua lên khả năng vận động và phối hợp.

Thai kỳ, sau sinh

  •  Phụ nữ có thai: Ngoại trừ trường hợp tiêm ngoài màng cứng trong sản khoa, chưa có dữ liệu đầy đủ nào về việc sử dung ropivacaine ở phụ nữ có thai. Các thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc không gây hại trực tiếp hay gián tiếp lên thai kỳ, sự phát triển của bào thai, quá trình sinh và sự phát triển sau khi sinh.

  • Việc sử dụng thuốc theo đường tiêm nội tủy mạc (dưới màng nhện) trong mổ đẻ vẫn chưa được nghiên cứu.

  • Thời kỳ cho con bú: Người ta chưa xác định được Ropivacaine có thể qua sữa mẹ hay không.

Quá liều

  • Trường hợp khẩn cấp hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: nghidinh15.vfa.gov.vn

"Trường Anh Pharm xin được thay mặt toàn bộ đội ngũ nhân viên gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Quý khách hàng đã đồng hành, hợp tác cũng như ủng hộ Trường Anh Pharm trong thời gian qua. Hy vọng trong thời gian sắp tới, mối quan hệ của hai bên càng lúc càng bền chặt. Chúng tôi sẽ không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ Quý khách hàng tốt hơn!"


Câu hỏi thường gặp

Anaropin 5mg/ml AstraZeneca - Thuốc giảm đau cấp hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh Pharm. Tùy thời điểm mà giá sản phẩm sẽ có sự thay đổi khác nhau. Khách hàng vui lòng liên hệ hotline công ty: 0971.899.466 hoặc nhắn tin qua Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên website truonganhpharm.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trên trang không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người mà các sản phẩm Dược phẩm sẽ xảy ra tương tác khác nhau, nên không thể đảm bảo nội dung có đầy đủ tương tác có thể xảy ra. Trường Anh Pharm sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm. Trường Anh Pharm sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm mà không có chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ